Trong mọi giao dịch điện tử, việc kiểm tra chữ ký số hợp lệ là điều cần thiết. Bởi chữ ký số không hợp lệ sẽ khiến một hợp đồng, thỏa thuận, hóa đơn hoặc bất kỳ tài liệu nào khác bị vô hiệu. Kéo theo đó, mọi quyền lợi và nghĩa vụ đã thỏa thuận cũng sẽ vô giá trị. Ngoài ra, việc kiểm tra chữ ký số cũng giúp bạn xác minh được danh tính người ký tài liệu, tránh được rủi ro giả mạo danh tính, hoặc nguy cơ chứng từ bị ký kết bởi một đại diện không đúng theo pháp luật.
Cách kiểm tra chữ ký số hợp lệ trên văn bản điện tử cũng đã được quy định rõ ràng tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 41/2017/TT-BTTTT:
“Kiểm tra chữ ký số trên văn bản điện tử thực hiện như sau:
VNPT hướng dẫn bạn đọc 3 cách kiểm tra chữ ký số chính xác nhất dưới đây:
Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (NEAC) là đơn vị trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Website được thành lập bởi trung tâm này chính là nền tảng hỗ trợ quản lý hoạt động của các tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng, đồng thời cho phép người dùng kiểm tra tính xác thực của một chữ ký số trên văn bản điện tử.
Ưu điểm khi kiểm tra trên website NEAC:
Hạn chế:
Hướng dẫn kiểm tra chữ ký số hợp lệ trên website NEAC như sau:
Tại cửa sổ màu xanh, bấm chọn “Click vào box này” hoặc ô “Chọn file tải lên” để tải văn bản có chữ ký số cần kiểm tra lên hệ thống.
Phần mềm ký số NEACSigner do Bộ Thông tin và Truyền thông phát triển, hỗ trợ người dùng thực hiện nhiều nghiệp vụ liên quan tới chữ ký số như: tạo mẫu chữ ký, ký số một hoặc nhiều tài liệu cùng lúc, chuyển đổi tài liệu office sang pdf,… Đặc biệt, NEACSigner còn có tính năng kiểm tra chữ ký số hợp lệ cho mọi văn bản điện tử.
Ưu điểm khi kiểm tra chữ ký số hợp lệ trên phần mềm NEACSigner:
Hạn chế:
Hướng dẫn cách kiểm tra chữ ký số trên phần mềm:
Lúc này, bạn có thể xem được tình trạng chữ ký số có hợp lệ hay không, kèm theo thông tin chứng thư số của người ký.
Nếu chữ ký số hợp lệ, phần mềm sẽ hiển thị đầy đủ thông tin, trạng thái chữ ký số hợp lệ tại thời điểm kiểm tra tương tự như đã nêu ở Cách 1.
Trong trường hợp file ký số sử dụng mẫu văn bản được thiết kế bởi đơn vị cung cấp các dịch vụ điện tử như: hợp đồng điện tử/hóa đơn điện tử,… người nhận văn bản có thể kiểm tra tính hợp lệ của chữ ký số, bằng cách truy cập website tra cứu hợp đồng/hóa đơn của chính nhà cung cấp mẫu văn bản đó.
Nếu văn bản là xác thực và chữ ký số hợp lệ, người dùng có thể dễ dàng tra được văn bản đó trên hệ thống của nhà cung cấp. Ngược lại, nếu văn bản bị làm giả/chưa hợp lệ thì hệ thống tra cứu sẽ không trả được kết quả về. Để hiểu cụ thể hơn, bạn đọc có thể tham khảo tại ĐÂY.
Để biết văn bản chứng từ nhận được là mẫu thiết kế của nhà cung cấp nào, chỉ cần nhìn ở đầu hoặc cuối trang sẽ có tên của đơn vị phát hành mẫu, kèm theo mã tra cứu.
Ví dụ: File hóa đơn điện tử được cung cấp bởi VNPT Invoice sẽ hiển thị dòng chữ: “Đơn vị cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử – Tổng công ty Dịch vụ viễn thông – VNPT Vinaphone”. Ngoài ra cuối trang hóa đơn sẽ có website tra cứu và mã tra cứu dành cho người có nhu cầu.
Lưu ý: Đối với văn bản là hóa đơn điện tử có chữ ký số, người dùng có thể áp dụng thêm cách tra cứu hóa đơn điện tử theo Thông tư 78 trên website của Tổng cục Thuế để biết chắc chắn chữ ký số trên đó là hợp lệ.
Trong trường hợp kết quả kiểm tra chữ ký số là không hợp lệ, hoặc hệ thống kiểm tra hiển thị thông báo “Không tìm thấy chữ ký”, người nhận văn bản cần:
Bên cạnh đó, để tránh rủi ro nhà cung cấp chưa được cơ quan Bộ cấp phép hoạt động, nhưng lại tự ban hành chữ ký, tự chứng thực dẫn đến chữ ký số và văn bản được ký không hợp lệ, bạn cần lựa chọn đúng đơn vị uy tín và đã có giấy phép hoạt động cho dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.
Để biết danh sách các nhà cung cấp hợp pháp, đã được Bộ Thông Tin và Truyền thông cho phép chứng thực các loại hình chữ ký số, bạn đọc có thể tra cứu tại Danh sách các CA công cộng hợp pháp đã được Bộ công bố.
Nhìn chung, việc kiểm tra chữ ký số hợp lệ là điều rất cần thiết để xác minh tính hợp pháp và hiệu lực của một văn bản. Chữ ký số không hợp lệ sẽ làm gián đoạn các giao dịch, cũng như suy giảm uy tín của tổ chức, doanh nghiệp đối với khách hàng, đối tác.
Việc kiểm tra này không chỉ quan trọng đối với bên nhận văn bản, mà chính bên ký văn bản cũng phải đảm bảo chữ ký và chứng thư số của đơn vị mình đã đáp ứng đủ điều mọi điều kiện pháp lý.
Nhằm góp phần giúp mọi tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân an tâm khi giao dịch, Tập đoàn VNPT cung cấp giải pháp chữ ký số USB Token (VNPT CA) và chữ ký số từ xa (SmartCA) phục vụ cho mọi nhu cầu ký kết, ký số lượng lớn cùng lúc trên mọi loại thiết bị… Chữ ký số của VNPT chính là dịch vụ ký điện tử đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam, đã được tin dùng bởi hàng nghìn khách hàng trên khắp cả nước.
Nếu còn thắc mắc nào cần được giải đáp, quý khách hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo một trong các kênh sau:
>>Tham khảo: Rinh điện thoại Samsung khi mua hàng trên oneSME