Việc sử dụng chữ ký trong văn bản hành chính cần tuân thủ đúng quy định theo pháp luật để đảm bảo độ xác thực và tính pháp lý cần thiết. Tham khảo ngay bài viết bên dưới để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé!
Văn bản hành chính cần được ký bởi đối tượng có đầy đủ thẩm quyền về mặt pháp lý thì mới được công nhận hiệu lực ban hành. Cụ thể đó là:
Điều 13 nghị định số 30/2020/NĐ-CP chỉ rõ thẩm quyền của người thực hiện ký văn bản hành chính trong các cơ quan, tổ chức như sau:
Trong các đơn vị làm việc theo cơ chế thủ trưởng
Người đứng đầu các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức,… được công nhận về thẩm quyền có thể ký ban hành tất cả các văn bản hành chính của đơn vị đó.
Cấp phó của người đứng đầu trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức,… có thể ký thay những văn bản trong phạm vi phụ trách và một số văn bản trong thẩm quyền của người đứng đầu khi được người đứng đầu đơn vị giao ký.
Cấp phó được giao trách nhiệm phụ trách, điều hành thì có thể thực hiện ký như trường hợp cấp phó ký thay cấp trưởng của người đó.
Trong các đơn vị làm việc theo cơ chế tập thể
Người đứng đầu doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức,… có thể thay mặt tập thể lãnh đạo ký ban hành các văn bản hành chính của đơn vị.
Cấp phó của người đứng đầu có thể thay mặt tập thể ký thay người đứng đầu đơn vị vào các văn bản hành chính theo ủy quyền người đứng đầu và trong các văn bản thuộc phạm vị phụ trách.
Ngoài ra người đứng đầu các bộ phận, đơn vị thuộc cơ cấu của một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp,… có thể ký thừa ủy quyền hoặc ký thừa lệnh cho một số văn bản trong các trường hợp cụ thể.
>>Xem thêm: Mách bạn cách cài đặt eSIM VinaPhone cho điện thoại iPhone, Apple Watch